Lắp camera có tốn điện không? Tính công suất tiêu thụ CHUẨN

Lắp camera có tốn điện không? Cách tính công suất tiêu thụ điện của camera? Đó sẽ là nội dung chính mà Camera Trọng Hưng sẽ trình bày trong bài viết hôm nay.

Bạn đang có nhu cầu lắp đặt camera tại gia đình? Bạn quan tâm liệu lắp camera có tốn điện không? Hãy cùng Camera Trọng Hưng đi tìm câu trả lời trong phần nội dung sau đây nhé.

Lắp camera có tốn điện không?

lap dat camera co ton dien khong
lắp đặt camera có tốn điện không

Đáp án cho câu trả lời trên là . Tuy nhiên camera tiêu thụ lượng điện năng rất thấp, không đáng kể nên gia tăng không nhiều. Việc camera tiêu thụ bao nhiêu điện năng còn phụ thuộc vào loại camera, hãng cung cấp…

Cách tính công suất tiêu thụ điện của camera

Hầu hết các camera đều sử dụng nguồn điện 12V, không dùng trực tiếp điện dân dụng 220V. Dòng điện trung bình khoảng từ 2A – 3A.

Công thức tính công suất tiêu thụ điện năng:

P (công suất trung bình) = U.I

A (điện năng tiêu thụ 1 ngày) = P.t = U. I. t

Trong đó:

P: công suất (đơn vị KW).

A: lượng điện tiêu thụ trong thời gian t

U: Hiệu điện thế dòng điện (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

t: thời gian sử dụng (đơn vị giờ).

Áp dụng công thức trên ta tính được mức tiêu thụ điện năng của 1 camera (12V-2A) trong 1 ngày (24 giờ) như sau:

A = P.t = (12.2).24 = 24.24 = 576 (Wh) = 0.576Kwh

Mức tiêu thụ điện năng của 1 đầu ghi (12V-2A) cũng tương tự như trên, là 0.576Kwh.

Tổng công suất tiêu thụ của hệ thống (gồm: 1 camera + 1 đầu ghi) = 0.576 + 0.576 = 1.152 (kwh)

Để có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ tối đa, khi mua camera các bạn nên chú ý đến một số vấn đề như sau: Mua camera chính hãng, dây, cáp chất lượng tốt, có thể điều chỉnh cài đặt thông minh, tùy chỉnh khi phát hiện chuyển động…

Lựa chọn nguồn điện nào cho hệ thống camera giám sát?

lua chon nguon dien cho camera giam sat
lựa chọn nguồn điện cho camera giám sát

Một điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý là không được lắp đặt trực tiếp nguồn điện 220V vào camera khi sử dụng, điều này có thể gây cháy nổ và nguy hiểm cho người xung quanh.

Quá trình lựa chọn nguồn điện cho camera bạn cần quan tâm đến các vấn đề như sau:

  • Đánh giá các yêu cầu về nguồn điện của camera quan sát cần lắp đặt;
  • Xác định là lựa chọn nguồn điện một chiều (DC) hay xoay chiều (AC);
  • Xác định các nguồn điện yêu cầu và nguồn điện cung cấp;
  • Xác định nguồn điện dự phòng;
  • Lựa chọn bộ đổi nguồn;
  • Bảo vệ quá dòng điện.

Khi lắp camera nên sử dụng nguồn rời hay nguồn tổng?

nen su dung nguon roi hay nguon tong lap camera
nên sử dụng nguồn rời hay nguồn tổng lắp camera

Nguồn rời tức là sử dụng duy nhất một bộ đổi nguồn riêng biệt cho 1 camera. Bộ nguồn này có điện đầu ra rất thấp, chỉ vào khoảng 1A – 2A, vừa đủ để cung cấp nguồn điện cho 1 thiết bị camera hoạt động bình thường.

Nguồn tổng là tức là một bộ nguồn nhiều camera cùng sử dụng một lúc (tối thiểu là 8 camera) và nhóm các camera này sẽ được lắp đặt ở vị trí gần nhau để tiện cho việc sử dụng chung bộ nguồn.

Việc sử dụng nguồn rời hay nguồn tổng còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Số lượng camera, công suất mắt camera, khoảng cách giữa các camera… từ đó mới có thể đưa ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.

Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt bộ nhiều camera (tối thiểu 8 camera) thì nên sử dụng bộ nguồn tổng. Tuy nhiên, khoảng cách tối đa giữa 2 camera là 50m, nếu lớn hơn 50m thì không thể sử dụng chung 1 nguồn tổng được.

Vì ở khoảng cách quá xa (> 34m) thì dòng điện 1 chiều sẽ bị suy yếu và hao hụt đi. Do đó, nếu khoảng cách xa tốt nhất nên sử dụng nguồn rời để đảm bảo camera hoạt động bình thường

Một hệ thống camera quan sát hoàn chỉnh bao gồm khá nhiều thiết bị, ví dụ như: Camera, đầu ghi, ổ cứng, nguồn, dây cáp, jack cắm… mỗi thiết bị lại đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ khác nhau, từ đó cấu thành nên vai trò và chức năng chung của camera.

Trên thực tế, các thiết bị trong hệ thống camera sẽ không sử dụng trực tiếp nguồn điện 220V vì sẽ gây ra cháy nổ, nguy hiểm mà chỉ sử dụng nguồn điện 12V. Cường độ dòng điện trung bình của các thiết bị trong hệ thống camera dao động từ 1A – 3A.

Qua phần nội dung vừa rồi, Camera Trọng Hưng hy vọng đã có thể giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Lắp camera có tốn điện không?” một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất. Nếu bạn thấy bài viết này hay và ý nghĩa, hãy lan tỏa nó đến mọi người xung quanh bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *