Chuẩn ONVIF là gì? Vì sao nên sử Dụng?

Chuẩn ONVIF là gì? Vì sao nên sử Dụng Tiêu Chuẩn Này?

Chuẩn ONVIF là gì bạn đã biết chưa? Nếu bạn đang sử dụng camera hoặc muốn mua camera thì cần nên biết về tiêu chuẩn này. Để biết thêm chi tiết, hãy cùng Camera Trọng Hưng đến với bài viết sau đây bạn nhé.  

Hầu hết các dòng sản phẩm camera hiện nay đều được hỗ trợ trong việc tích hợp ONVIF, nhờ có mặt của tiêu chuẩn này đã giúp cho việc thiết lập kết nối với các thiết bị giám sát dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi nhắc đến chuẩn ONVIF là gì thì không phải ai cũng biết và nắm rõ. Và để giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về tiêu chuẩn này, hãy cùng chúng tôi tiếp tục đến với phần chia sẻ sau đây.

Chuẩn ONVIF là gì?

Chuẩn ONVIF là gì?

ONVIF (Open Network Video Interface Forum) được biết đến là tiêu chuẩn được sử dụng để hỗ trợ cho các sản phẩm IP giám sát hình ảnh cũng như các khu vực theo dõi an ninh khác được phép giao tiếp với nhau.

Ngoài ra, ONVIF cũng là tên gọi của một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi các thương hiệu lớn như Axis, Bosch, Sony,.. từ năm 2008. Và mục đích thành lập của tổ chức này là để giúp cho các nhà sản xuất, nhà phát triển, các nhà tư vấn, phân tích cũng như các nhóm người dùng khác nhau được tham gia và sử dụng tiêu chuẩn này.

Onvif Profiles (Hồ sơ Onvif)

Trong quá trình vận hành, cấu hình của ONVIF sẽ cho phép việc kết nối với các thiết bị cũng như một số ứng dụng khách nếu phát hiện ra thiết bị đó cũng đang tuân thủ tiêu chuẩn Onvif.

Bên cạnh đó, Onvif còn có một số tính năng có điều kiện khác, trong đó các phần tính năng này sẽ được hỗ trợ triển khai dựa trên Onvif bao gồm các máy khách nếu cũng được hỗ trợ tính năng này. Và đối với phần chức năng cơ bản mang lại của tính năng, các phần này sẽ được xác định trong thông số kỹ thuật giao diện của Onvif.

Ngoài ra, có một lưu ý quan trọng, đó chính là sự phù hợp của các loại hồ sơ chính là cách để đảm bảo sự tương thích cho các sản phẩm cùng được hỗ trợ Onvif kết nối với nhau. Trong đó, các loại hồ sơ A và C liên quan đến bộ phận kiểm soát quyền truy cập của hệ thống. Còn hồ sơ G, Q, S và T lại liên quan đến các hệ thống video khác của máy.

Profile A (Hồ sơ A)

Đây là hồ sơ được sử dụng để hỗ trợ quyền kiểm soát sự truy cập của hệ thống. Khi nhận được các thiết bị tương thích thì hồ sơ A sẽ kết nối và truy xuất được thông tin.

Và để được cho phép truy cập đăng nhập cũng như xem lịch trình trong hồ sơ đòi hỏi phải đáp ứng được các quy tắc về trạng thái, sự kiện cũng như định cấu hình của thực thể.

Ngoài ra, các máy khách khác cũng sẽ được quyền truy cập và xem các thông tin đăng nhập cũng như lịch trình khi đáp ứng được các quy tắc nêu trên.

Profile C(Hồ sơ C)

Hồ sơ C được sử dụng chuyên dụng cho các sản phẩm thuộc hệ thống kiểm soát quyền truy cập điện tử. Thông qua đó, khách hàng sẽ nhận được thông tin cũng như được cấp các quyền như truy cập, quản lý sự kiện cũng như thực hiện báo động trên trang web.

Profile G (Hồ sơ G)

Hồ sơ G sở hữu bộ thiết kế dành riêng cho hệ thống video trên IP, bên cạnh đó hồ sơ G sẽ cho phép các thiết bị nằm trong nó như camera mạng IP hoặc bộ mã hóa video được được quyền ghi lại thông tin dữ liệu video.

Đối với ứng dụng profile G, tiêu biểu là phần mềm quản lý video, hệ thống cho phép việc đính cấu hình, xuất quyền kiểm soát và ghi lại dữ liệu video nếu các thiết bị liên quan quan tương thích với cấu hình hồ sơ G.

Profile Q (Hồ sơ Q)

Loại hồ sơ này được sử dụng đặc biệt với các hệ thống video dựa vào phần IP cũng như xu hướng sử dụng của nó. Hồ sơ sẽ giúp máy có thể khám phá và định cấu hình cơ bản cho các thiết bị máy khác nếu nhận thấy sự tương thích.

Hồ sơ Q thường sẽ bao gồm một số thông số kỹ thuật đặc trưng cho cấu hình TLS của một số thiết bị có tích hợp tính năng tương thích với hồ sơ. Trong đó TLS được biết đến là một giao thức cho phép khả năng liên lạc an toàn, bảo vệ mạng và chống sự giả mạo cũng như hành vi nghe lén.

Ngoài ra khi bạn tiến hành sử dụng hồ sơ Q thì đặc biệt nên chú ý cẩn trọng đến phần trạng thái mặc định của hệ thống.

Profile S (Hồ sơ S)

Hồ sơ S là phần mềm được thiết lập dành riêng cho hệ thống video dựa trên IP. Trong hồ sơ, sẽ tích hợp khả năng cho phép thiết bị có thể gửi dữ liệu dạng video thông thông quan mạng IP đến các máy chủ khác có tích hợp hồ sơ S.

Về dụng dụng khách có hồ sơ S, chẳng hạn như phần mềm quản lý video, đây là phần mềm hỗ trợ việc quyết định cấu hình, được phép yêu cầu và điều khiển truyền phát video thông qua mạng IP.

Ngoài ra, hồ sơ S cũng tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Onvif và cho phép điều khiển PTZ, đây là một đầu vào cho chứa âm thanh, điều khiển đa hướng hỗ trợ tiện ích cho các thiết bị máy khách tương thích.

Profile T (Hồ sơ T)

Với hồ sơ T, loại hồ sơ này cũng được thiết kế chuyên dụng cho các hệ thống video dựa trên IP. Ngoài ra, hồ sơ T sẽ giúp hỗ trợ trong việc thực hiện các tính năng khác liên quan như phát video thông qua việc sử sử dụng các số liệu dạng mã  hóa theo kiểu H.264 và H.265.

Bên cạnh đó, hồ sơ T còn tuân thủ theo các thông số kỹ thuật của Onvif, dưới dạng hỗ trợ phát trực tuyến HTTPS, cấu hình PTZ trong các cùng chuyển động. 

Tại sao lại là Onvif?

Tại sao lại là Onvif?

Onvif đang là một trong những tiêu chuẩn thông dụng nhất hiện nay được các  nhà sản xuất camera kỹ thuật số, ip, phần mềm cũng như đón nhận hầu hết. Qua đó tiêu chuẩn hỗ trợ tối ưu trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến độ tương thích cho phép trong hệ thống giám sát hình ảnh, 

Lợi ích của việc sử dụng Onvif

Về lợi ích mà Onvif mang lại, phần này sẽ được phân chi theo các đối tượng với những ưu điểm khác nhau như:

  • Đối với nhà sản xuất và cung cấp phần mềm: Sự ứng dụng Onvif giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường. Giúp tiết kiệm tối ưu các khoản phí đầu tư thông qua các tiêu chuẩn chung đã được thiết lập.
  • Đối với nhà tích hợp và tư vấn phần mềm: Onvif sẽ làm gia tăng khả năng tương thích trong việc sử dụng các sản phẩm cho các nhà cung cấp khác nhau. Từ đó cắt giảm được phần lớn chi phí, làm cho quá trình lắp đặt được đơn giản và trở nên dễ dàng hơn.
  • Đối với người dùng: Với các khách hàng khi sử dụng tiêu chuẩn Onvif, lợi ích lớn nhất mà chọn được mang lại đó chính là sự gia tăng tính linh hoạt cũng như cảm giác thoải mái trong việc lựa chọn. Qua đó người dùng được phép lựa chọn thông tin tương thích đối với các sản phẩm từ các hãng khác nhau nếu có sự tương thích trong điều kiện Onvif.

Ưu điểm và nhược điểm của Onvif

Ưu điểm và nhược điểm của Onvif
Ưu điểm và nhược điểm của Onvif

Hãy cùng theo dõi một số ưu và nhược điểm hiện nay của Onvif  như sau:

Về ưu điểm: 

Onvif góp phần mang đến nhiều ưu điểm như:

  • Cấp quyền truy cập cho các thiết bị thuộc các nhà cung cấp khác nhau nếu có sự tương thích trong việc sử dụng tiêu chuẩn;
  • Đơn giản trong công tác triển khai trên phần mềm VMS;
  • Tạo điều kiện tối đa cho việc bảo mật dựa trên IP;
  • Khả năng tương thích cao với 5000 thiết bị IP;
  • Cho phép người dùng góp phần cải thiện giao thức;
  • Có bổ sung phần tài liệu hướng dẫn chi tiết;
  • Giao thức tiêu chuẩn luôn được cập nhật và phát triển liên tục.

Về nhược điểm

Bên cạnh một số ưu điểm nổi bậc thì bên cạnh đó, tiêu chuẩn Onvif còn một số hạn chế cần lưu ý như sau:

  • Chưa hỗ trợ cho phép phân tích video nâng cao;
  • Không thể kiểm soát và làm chủ chính sách đối với các thiết bị tương thích tự phát;
  • Xuất hiện nhiều trường hợp không  được phép giao tiếp bằng giao thức.

Camera Trọng Hưng vừa gửi đến bạn một số thông tin bổ ích trong việc giải đáp chuẩn Onvif là gì? Hy vọng qua đây bạn đã có thêm được một số kiến thức cần thiết và hiểu hơn về sản phẩm của mình. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *